10+ kinh nghiệm kinh doanh quán trà sữa: Cần gì để đắt khách?

Kinh doanh quán trà sữa là một trong những mô hình kinh doanh hấp dẫn đã và đang thu hút nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là giới trẻ hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thành công ngay từ lần đầu tiên. Để vận hành một quán trà sữa hiệu quả, bạn cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng từng bước một để tối ưu chi phí và đạt được doanh thu mong đợi. Trong bài viết này, Caboo Cup sẽ chia sẻ 10+ kinh nghiệm kinh doanh quán trà sữa quan trọng giúp bạn mở và duy trì một quán trà sữa thành công, giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận!

Cần bao nhiêu vốn khi chưa có kinh nghiệm kinh doanh quán trà sữa?

Đây chắc hẳn là câu hỏi mà bạn thường tự hỏi mình khi có ý định bắt đầu khởi nghiệp nhưng bản thân lại chưa có kinh nghiệm kinh doanh quán trà sữa. Việc xác định số vốn cần thiết sẽ giúp bạn có kế hoạch tài chính rõ ràng và tránh tình trạng bị thiếu hụt ngân sách trong quá trình triển khai. Dưới đây là những khoản chi phí mà bạn cần chuẩn bị để có thể kinh doanh ngay khi bạn chưa có kinh nghiệm kinh doanh quán trà sữa:

10+ kinh nghiệm kinh doanh quán trà sữa: Cần gì để đắt khách?
Bạn nên chuẩn bị chi phí và bản kế hoạch đầy đủ khi chưa có kinh nghiệm kinh doanh quán trà sữa

Khi bắt đầu kinh doanh quán trà sữa, một trong những yếu tố quan trọng nhất khi bạn chưa có kinh nghiệm kinh doanh quán trà sữa nên cân nhắc là chi phí đầu tư ban đầu. Khoản này bao gồm chi phí thuê mặt bằng, thiết kế và trang trí không gian quán để thu hút khách hàng, cũng như mua sắm các trang thiết bị cần thiết cho hoạt động kinh doanh. Vị trí quán có ảnh hưởng lớn đến chi phí thuê mặt bằng, trong khi thiết kế và trang trí lại phụ thuộc vào quy mô và phong cách quán.

Bên cạnh chi phí ban đầu, chi phí vận hành hàng tháng cũng là một khoản đáng kể. Trong đó, chi phí nguyên vật liệu và nhân sự chiếm phần lớn. Chất lượng nguyên liệu sẽ tác động trực tiếp đến chất lượng đồ uống còn chi phí nhân sự phụ thuộc vào số lượng và mức lương của nhân viên. Quản lý hiệu quả các khoản chi phí này là điều cần thiết để đảm bảo lợi nhuận.

Để quán trà sữa được nhiều người biết đến, việc đầu tư vào marketing là không thể thiếu. Chi phí marketing có thể thay đổi tùy theo chiến lược và các kênh truyền thông được sử dụng. Quảng bá trên các nền tảng mạng xã hội, tổ chức các chương trình khuyến mãi hay thiết kế các ấn phẩm quảng cáo đều là những hoạt động cần thiết nhưng cũng đòi hỏi một khoản đầu tư nhất định.

Kinh doanh với vốn khoảng 10 triệu đồng

Bạn có thể bắt đầu kinh doanh trà sữa ở vỉa hè chỉ từ 10 triệu đồng khi chưa có kinh nghiệm kinh doanh quán trà sữa. Loại mô hình kinh doanh này rất phù hợp với các bạn học sinh, sinh viên muốn kiếm thêm thu nhập. Với số vốn như vậy, bạn có thể phân chia: 6 triệu cho xe đẩy inox, 2 triệu cho nguyên liệu, và 2 triệu cho các vật dụng cần thiết (thùng đá, ly cốc, ống hút, ghế nhựa…).

Dù có vốn đầu tư thấp nhưng hình thức này đòi hỏi sự kiên trì rất cao và bạn phải làm việc ngoài trời với một thời gian rất lâu. Ngoài ra, sự bất thường của thời tiết và an ninh trật tự ở nơi bạn kinh doanh cũng là những rủi ro cần phải xem kỹ lưỡng trước khi quyết đầu tư cho mô hình này.

Kinh doanh với vốn khoảng 100 triệu đồng

Ở mức 100 triệu, bạn có thể bắt đầu với một quán trà sữa quy mô nhỏ, số tiền này sẽ đủ để thuê mặt bằng và đa dạng hóa menu. Tuy nhiên, ngân sách này có thể hạn chế lựa chọn vị trí kinh doanh và diện tích quán. Điều này đồng nghĩa với việc bạn nên đầu tư mạnh vào việc trang trí quán trà sữa và chất lượng đồ uống sao cho thật ấn tượng để có thể thu hút được nhiều khách hàng.

Kinh doanh với vốn trên 200 triệu đồng

Với mức vốn này, bạn có thể đầu tư một quán trà sữa tại vị trí đẹp. Vì vậy, bạn nên thiết kế và trang trí quán sao cho thu hút sẽ giúp bạn có lợi thế cạnh tranh. Các vị trí gần trường học, văn phòng hoặc phố xá đông đúc sẽ là lựa chọn tốt để bạn có thể tận dụng tối đa lượng khách vãng lai, từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận.

Nghiên cứu thị trường trà sữa và đối thủ

Trước khi mở quán, việc nghiên cứu thị trường giúp bạn hiểu rõ nhu cầu khách hàng và xu hướng trà sữa là rất quan trọng. Bạn có thể bắt đầu nghiên cứu từ việc tìm câu trả lời dành cho các câu hỏi sau đây, khi bạn đã xác định được thị trường tiềm năng và những điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh sẽ giúp bạn kinh doanh dễ dàng hơn khi chưa có kinh nghiệm kinh doanh quán trà sữa:

10+ kinh nghiệm kinh doanh quán trà sữa: Cần gì để đắt khách?
Tìm hiểu xu hướng thị trường sẽ giúp những người chưa có kinh nghiệm kinh doanh quán trà sữa tiết kiệm thời gian thời gian thích nghi với thị trường
  • Khách hàng sẽ thích loại trà sữa nào?
  • Ly trà sữa có giá bao nhiêu là phù hợp?
  • Các thương hiệu nổi tiếng kinh doanh như thế nào?
  • Làm sao để mình khác biệt so với đối thủ?

Chọn vị trí “đắc địa” để mở quán

Để kinh doanh trà sữa hiệu quả, vị trí quán là yếu tố then chốt. Ưu tiên địa điểm đông người qua lại như gần trường học, văn phòng, trung tâm thương mại hoặc các khu phố có nhiều quán ăn. Ngoài ra, các vị trí ở mặt tiền, góc đường cũng sẽ giúp bạn thu hút thêm khách hàng, giảm chi phí marketing một cách đáng kể.

Tuy nhiên, bạn cũng cần biết rằng những địa điểm đắc địa, nhiều người qua lại thường có giá thuê rất đắt. Các chủ quán trà sữa startup cần cân nhắc cùng với số vốn bạn đang có để lựa chọn vị trí mở quán phù hợp, đừng cố gắng “gồng gánh” giá thuê khi chưa có đủ kinh phí.

Xây dựng menu quán trà sữa hấp dẫn

Đầu tư menu hấp dẫn cũng là một việc quan trọng mà bạn cần cân nhắc. Để làm được điều đó, bạn nên đa dạng hóa menu bằng cách bổ sung các loại trà sữa và topping độc đáo, cũng như bắt kịp xu hướng bằng cách cập nhật những món “hot” như trà sữa kem khoai môn hay các topping hot hiện nay như khúc bạch phô mai. Quan trọng nhất, việc sử dụng trà và sữa chất lượng cao để đảm bảo hương vị thơm ngon cũng đóng vai trò quyết định đến trải nghiệm của khách hàng.

10+ kinh nghiệm kinh doanh quán trà sữa: Cần gì để đắt khách?
Đầu tư menu hấp dẫn cũng là một việc quan trọng cần cân nhắc

Chọn mô hình kinh doanh phù hợp

Mỗi lựa chọn đều có những ưu và nhược điểm riêng, ảnh hưởng trực tiếp đến vốn đầu tư và khả năng phát triển lâu dài. Việc hiểu rõ từng mô hình sẽ giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn và phù hợp với mục tiêu kinh doanh ngay khi bạn chưa có kinh nghiệm kinh doanh quán trà sữa.

Kinh doanh trà sữa nhượng quyền

Nhượng quyền kinh doanh là một lựa chọn hợp lý cho những ai muốn nhanh chóng tham gia vào thị trường trà sữa mà chưa có kinh nghiệm kinh doanh quán trà sữa, không muốn mất nhiều thời gian và công sức xây dựng quán. Khi nhượng quyền, bạn sẽ được thừa hưởng uy tín từ thương hiệu mẹvà nhận được sự hỗ trợ toàn diện về công thức pha chế, quy trình vận hành và các chiến lược marketing của thương hiệu đó. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro và tăng khả năng thành công, đặc biệt là với những người mới bắt đầu và chưa có kinh nghiệm kinh doanh quán trà sữa.

Tự xây dựng thương hiệu riêng

Nếu bạn là người có đam mê sáng tạo và muốn tự do thể hiện bản sắc cá nhân trong kinh doanh, việc mở một thương hiệu trà sữa riêng sẽ mang đến nhiều cơ hội phát triển. Tuy nhiên đối với người chưa có kinh nghiệm kinh doanh quán trà sữa thì hành trình này đòi hỏi phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về công thức, nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược marketing hiệu quả, và đặc biệt là nguồn tài chính vững mạnh để đầu tư và duy trì hoạt động ban đầu.

Thiết kế và thi công quán trà sữa

Không gian quán không chỉ là nơi khách hàng thưởng thức đồ uống, mà còn là yếu tố quan trọng tạo nên trải nghiệm tổng thể. Dưới đây là một số lưu ý thiết kế quán để tạo nên không gian thu hút dành cho những người chưa có kinh nghiệm kinh doanh quán trà sữa.

10+ kinh nghiệm kinh doanh quán trà sữa: Cần gì để đắt khách?
Xác định phong cách thiết kế cũng là một việc quan trọng cần cân nhắc khi bạn chưa có kinh nghiệm kinh doanh quán trà sữa

Phong cách thiết kế đóng vai trò then chốt trong việc định hình bản sắc quán và thu hút đúng đối tượng khách hàng mục tiêu. Bạn có thể lựa chọn phong cách hiện đại với sự trẻ trung và năng động, phong cách vintage với vẻ hoài cổ và ấm cúng, hoặc phong cách tối giản với sự tinh tế và thanh lịch.

Ánh sáng và việc bố trí nội thất cho quán cũng là những yếu tố quan trọng cần phải xem xét. Việc kết hợp hài hòa giữa ánh sáng tự nhiên, đèn trang trí với các vị trí của bàn và ghế sẽ giúp quán tạo nên một không gian dễ chịu, khiến khách hàng cảm thoái thoải mái khi dùng tại chỗ.

Lựa chọn máy móc, thiết bị pha chế

Để đảm bảo chất lượng và trình bày thức uống hấp dẫn, ly nhựa dùng một lần để đựng trà sữa sẽ là một lựa chọn mà bạn không thể bỏ qua. Loại ly này không chỉ tiện lợi trong việc uống tại chỗ hoặc mang đi mà bạn còn có in ấn logo, hình ảnh thương hiệu của mình lên trên ly giúp thương hiệu bạn tăng thêm nhận diện và có thể thu hút thêm được nhiều khách hàng nếu họ cảm thấy ấn tượng bởi ly nước cung cấp bởi thương hiệu của bạn.

10+ kinh nghiệm kinh doanh quán trà sữa: Cần gì để đắt khách?
Ly nhựa dùng một lần sẽ là lựa chọn lý tưởng dành cho người mới bắt đầu và chưa có kinh nghiệm kinh doanh quán trà sữa

Ngoài ra, bạn cũng cần đầu tư vào các thiết bị quan trọng như máy dập nắp để bảo quản đồ uống khi mang đi, bình ủ trà để giữ trọn vẹn hương vị, nồi nấu trà để chiết xuất trà thơm ngon, máy xay sinh tố để tạo ra những món đá xay mát lạnh, máy làm đá để có nguồn đá sạch dồi dào, và máy định lượng đường để đảm bảo đồ uống luôn đúng vị chuẩn.

Thuê và quản lý nhân viên

Nhân viên đóng vai trò then chốt trong việc tạo ra chất lượng dịch vụ tốt. Do đó, bạn cần chú trọng vào việc tuyển dụng những người có trách nhiệm và phù hợp với công việc. Bên cạnh đó, việc đào tạo kỹ năng pha chế đồ uống và kỹ năng giao tiếp, phục vụ khách hàng một cách chuyên nghiệp cũng rất quan trọng. Cuối cùng, việc thiết lập một quy trình làm việc rõ ràng và chuyên nghiệp sẽ giúp đảm bảo hiệu quả và sự nhất quán trong phục vụ khách hàng.

Quản lý và vận hành quán

Sau khi quán trà sữa đi vào hoạt động, việc quản lý và vận hành hiệu quả sẽ quyết định sự thành công bền vững của bạn. Nếu không có quy trình vận hành khoa học, bạn có thể gặp phải những vấn đề như thất thoát nguyên liệu, nhân viên làm việc thiếu hiệu quả hay tài chính không minh bạch. Hãy cùng tìm hiểu những kinh nghiệm quản lý quán trà sữa hiệu quả dưới đây.

Bạn nên chú trọng quản lý nhân viên bằng cách đảm bảo họ làm việc chuyên nghiệp và tận tâm. Quản lý nguyên vật liệu kỹ càng cũng quan trọng, từ việc kiểm kê đến bảo quản. Đồng thời, xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng, lắng nghe phản hồi của họ. Cuối cùng, quản lý tài chính chặt chẽ để theo dõi doanh thu và chi phí, hướng tới lợi nhuận bền vững.

Xây dựng chiến lược marketing

Marketing đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút và tạo dựng lượng khách hàng trung thành. Bạn có thể quảng bá quán trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok để tiếp cận đông đảo người dùng. Bên cạnh đó, việc sử dụng các công cụ quảng cáo trực tuyến như Google Ads và Facebook Ads cũng là một phương pháp giúp bạn quảng cáo thương hiệu cho nhiều người biết hơn.

Tạm kết

Trên đây là những kinh nghiệm kinh doanh quán trà sữa quan trọng mà bạn cần phải biết trước khi thực hiện. Việc chuẩn bị kỹ lưỡng và có chiến lược rõ ràng sẽ giúp bạn thành công trong lĩnh vực này. Caboo Cup hy vọng những kiến thức này sẽ hữu ích và chúc bạn kinh doanh thuận lợi!